Cách (革) Danh_sách_nhạc_cụ_cổ_truyền_Trung_Quốc

Trống trận thời Tam quốcTranh mô tả một nhạc công Trung Quốc chơi trống cho một người phụ nữ nhảy múa. Phiên bản làm lại từ thế kỷ 12 của tác phẩm tranh thế kỷ thứ 10. Tác giả: Cố Hoành Trung, đời TốngMột chiếc trống lớn (đại cổ) ở Triều ChâuTrống lắc, đồ chơi Trung thu dành cho trẻ emTrống bản cổTrống đường cổ

Trống được làm từ da cá sấu được tìm thấy ở Trung Quốc, khoảng giai đoạn 5500–2350 TCN. Trong các ghi chép, trống được dùng trong các nghi lễ để tạo không khí thần thánh."Cách" là chữ Hán nhằm chỉ các loại trống cổ truyền của Trung Quốc, bao gồm:

  • Đại cổ (大鼓): Trống lớn. Mặt trống làm bằng da cá sấu hay da trâu, bò. Nó cũng được phổ biến ở các nước Đông ÁĐông Nam Á. Điển hình như ở Triều Tiên có buk và Nhật Bản có taiko. Người Việt chúng ta cũng dùng trống trong các buổi lễ lớn, trong âm nhạc như tuồng, chèo, hát xoan,... còn Trung Quốc dùng trống trong các vũ điệu, kinh kịch hay múa lân là dùng nhiều nhất; ngoài ra trống là thứ quen thuộc trong các trường học ở Việt Nam. Trống được dùng làm hiệu lệnh và báo giờ trong nhà trường là loại trống khá to và nặng nên thường được đặt trên giá gỗ, ở dưới mái hiên trước cửa phòng họp. Trống nằm hơi nghiêng, mặt hướng lên trên và hướng ra ngoài sân trường. Thân trống được ghép bởi những mảnh gỗ mít rộng chừng bàn tay người lớn và dài gần một mét. Hai mặt trống được bịt bằng da trâu với vô số ghim tre. Vì thân trống phình rộng như thế nên khi đánh, tiếng trống sẽ rất trầm ấm mà lại vang xa.
    • Hoa bồn cổ (花盆鼓): trống lớn hình chậu hoa chơi với hai cái dùi; cũng được gọi là cang cổ (缸鼓)
  • Tượng cước cổ (象腿鼓): trống chân voi nhạc cụ gõ dân gian quan trọng của dân tộc Thái Lặc, được người Thái Lặc vô cùng yêu thích và được sử dụng rộng rãi trong hát, múa và đệm cho các vở kịch.
  • Hổ tọa đại cổ (虎座大鼓): trống kích thước lớn đặt cố định dưới đế gỗ tạc hình rồng. Trống gõ bằng hai dùi và thân trống dạng dẹt
  • Hổ tọa điểu giá cổ (虎座鳥架鼓): trống kích thước lớn đặt cố định trên chiếc giá đôi hình chim phượng hoàng đứng chầu hai bên. Trống gõ bằng hai dùi và thân trống dạng dẹt
  • Linh cổ (鈴鼓): loại trống xúc xắc
  • Kiến cổ (建鼓): một loại đại cổ được đặt trên giá đỡ theo phương nằm ngang. Thân trống đặt lên giá và người chơi gõ trống bằng 2 chiếc dùi ở tư thế đứng cầm dùi gõ vào mặt trống. Loại trống này có hình trụ khum với hai mặt trống bịt da trâu, bò có đường kính từ 50, 60 cm trở lên. Tang trống bằng gỗ
  • Bản cổ (板鼓): là một trống khung Trung Quốc, khi bị đánh bằng một hoặc hai thanh tre nhỏ, tạo ra âm thanh khô sắc nét cần thiết cho tính thẩm mỹ của nhạc kịch Trung Quốc. Đánh trống ở những nơi khác nhau tạo ra âm thanh khác nhau. Nó cũng được sử dụng trong nhiều nhóm nhạc thính phòng Trung Quốc. Phần bộ gõ rất quan trọng trong kinh kịch Trung Quốc, với các cảnh chiến đấu hoặc 'võ thuật', được gọi là vũ trang
  • Biển cổ (): trống cái dạng dẹt, to và gõ bằng hai dùi. Nó có thể để lên giá đỡ hay hai bên thân trống gắn quai đeo bằng lụa
  • Bài cổ (排鼓): là một bộ gồm ba đến bảy trống được điều chỉnh (trong hầu hết các trường hợp năm được sử dụng), theo truyền thống làm bằng gỗ với đầu da động vật. Nó được chơi bằng cách gõ mặt trống (và đôi khi cả phần thân) bằng dùi. Hầu hết các trống là hai mặt và có thể xoay. Cả hai bên có điều chỉnh khác nhau.
  • Điểm cổ (tiếng Trung: 點鼓; bính âm: diangu), còn gọi là hoài cổ (懷鼓 huaigu): một loại trống khung hai đầu, chơi bằng một que gỗ duy nhất; sử dụng trong dàn nhạc ở tỉnh Giang Tô và đệm trong Côn khúc.
  • Đường cổ (堂鼓): là một trống truyền thống của Trung Quốc từ thế kỷ 19. Nó có kích thước trung bình và hình thùng, với hai đầu làm bằng da động vật, và được chơi bằng hai cây gậy. Các tanggu thường được treo bởi bốn vòng trong một giá đỡ bằng gỗ. Trong triều đại nhà Thanh, nó được gọi là "Zhanggu". Da của nó thường được làm bằng da trâu. Cao độ và âm sắc của âm thanh được tạo ra không xác định. Nó phụ thuộc vào sức mạnh và phần nào của da trống đang bị đánh. Có hai loại là tiểu đường cổ và đại đường cổ. Sự khác biệt duy nhất là tiểu đường cổ có kích thước nhỏ hơn, và do đó tạo ra âm thanh cao hơn. Các tác phẩm của dàn nhạc sử dụng đường cổ bao gồm Bài hát của ngư dân Biển Đông và Lệnh của Đại tướng.
  • Hoa cổ (花鼓): trống dẹt cỡ vừa dùng trong biểu diễn nhưng nó dùng chủ yếu với gõ chuông để tụng kinh trong đạo Phật
  • Yêu cổ (腰鼓): là một nhạc cụ trống truyền thống của Trung Quốc. Nó là biểu tượng của trống Trung Quốc. Nó hiển thị các hình thức độc đáo và phong tục truyền thống. Nó được chơi trên vòng eo của mọi người, sử dụng tay vỗ hoặc gõ bằng dùi. Yêu cổ của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam, trở thành trống cơm
  • Chiến cổ (trống trận) (战鼓): Trống trận có nguồn gốc từ chiến tranh, thời cổ đại chủ yếu có tác dụng chỉ huy tác chiến và cổ vũ sỹ khí của binh lính. Binh sỹ sẽ nghe theo sự thay đổi của tiếng trống mà dàn trận, ví như có tiếng trống dành cho "tấn công" và có tiếng trống dành cho "thu quân". Đến thời cận đại, khi không còn được sử dụng làm phương tiện trong chiến tranh nữa, trống trận dần dần trở thành một hình thức nghệ thuận dân gian; nhưng nó vẫn kế thừa phong cách vốn có trong thời chiến như: khí phách hào hùng, tinh thần phấn chấn. Nó đơn giản hơn so với đường cổ và biển cổ. Khi xưa, người đánh trống trận cũng phải tự chiến đấu để vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ tiếng trống, tín hiệu giữ nhịp trận đánh không bị ngắt quãng. Chính vì lẽ đó mà đôi dùi trống, động tác đánh trống, bộ pháp di chuyển cũng là một nghệ thuật tự vệ. Khi đánh trống trận, người đánh di chuyển hết sức linh hoạt, bất cứ bộ phận nào của thân thể cũng có thể sử dụng để đối địch. một số phim cổ trang Trung Quốc cũng có những chi tiết đánh trống trận như Thuỷ hử, Tam quốc chí, Tuỳ Đường diễn nghĩa,... Trống trận có tiết tấu thanh thoát, có thứ tự, cương nhu rõ ràng, là một loại đạo cụ chủ yếu thể hiện nội hàm tinh thần dân tộc Trung Quốc
  • Bát giác cổ (八角鼓): có hai loại là trống lục lạc với mặt trống làm bằng da rắn. Trên thân trống có nhiều khe rãnh dùng để gắn các cặp đĩa inox song song nhau nhằm tạo ra âm thanh khi va chạm. Ngoài ra trên khung thân trống còn có chốt bằng ốc để căng mặt trống hoặc để làm chùng bề mặt trống. Trên thân trống có gắn những chiếc chuông nhỏ kèm theo các cặp đĩa inox. Loại thứ 2 có dạng trống dẹt cỡ vừa hình bát giác và gắn cán cầm. Người chơi cầm cán và dùi gõ vào mặt trống.
  • Bột tề cổ (荸薺鼓): trống dẹt và rất nhỏ, chơi bằng một dùi và nó sử dụng trong Giang Nam ti trúc
  • Ương ca cổ (秧歌鼓): loại trống khẩu dẹt cỡ vừa mắc dây đeo bằng lụa vào hai bên thân trống. Khi chơi gõ dùi vào mặt trống. Ngoài dùng để độc tấu hay hoà tấu ra thì nó còn dùng cho những điệu múa dân gian
  • Bác phụ (搏拊): trống có hình dạng như yêu cổ, thân thuôn dài nhưng cơx trống lớn lơn và đặt trên giá gỗ theo phương nằm ngang. Nó có từ thời nhà Tấn
  • Yết cổ (trống phong yêu) (羯鼓): trống có dạng đồng hồ cát; phần giữa nhỏ thắt lại, hai đầu là mặt trống tròn, căng và phần được gõ bằng dùi trống làm bằng thanh tre vót mỏng. Nó cũng được du nhập vào Triều Tiên là JangguKakko ở Nhật Bản
  • Đào () hay đào cổ (鼗鼓): Chúng có hai đầu (một trống đơn hai đầu hoặc hai trống một đầu bán cầu được nối với nhau với các đầu hướng ra ngoài), có thể được truy nguyên từ thời Chiến Quốc
    • Bát lang cổ (拨浪鼓): Chiếc trống lắc tay hẳn là đã không còn xa lạ với bao thế hệ trẻ em Trung Quốc, Việt Nam cũng như trẻ em tại các khu người Hoa trên thế giới. Nhất là mỗi độ Trung Thu về hay các ngày lễ Tết, những chiếc trống lắc tay lại được bày bán ở các cửa hàng đồ chơi trẻ em, phục vụ nhu cầu mua sắm cũng như vui chơi của trẻ. Nó được phát minh ra từ 3500 năm trước bởi nhà Ân. Người ta dùi thủng 3 lỗ của thân trống, trong đó 2 lỗ bên phải và trái được xỏ dây có gắn hạt nhựa có lỗ xâu; lỗ dưới thân trống gắn cán cầm và thân trống sẽ để trơn hay khắc hoa văn rồng phượng. Mặt trống 2 bên bằng da mỏng từ động vật hay giấy dầu (giấy chuyên làm ô truyền thống) chống rách và có vẽ tranh truyền thống Trung Quốc như hình hoa lá hay những đứa trẻ tóc ba chỏm mặc yếm. Khi chơi, trẻ em sẽ cầm cán trống, lắc từ trái qua phải mạnh tay và liên tục bởi hạt nhựa gắn trên dây đập vào mặt trống tạo cảm giác vui tai. Nó cũng được du nhập vào Nhật Bản và người Nhật gọi là Den-den Daiko
  • Thái bình cổ (太平鼓 taiping gu): loại trống bằng có cán; còn gọi là đan cổ (單鼓 dangu).
  • Thư cổ (書鼓): trống phổ biến trên khắp cả nước , dành riêng cho các bản đệm trống khác nhau dùng trong kinh kịch. Khung trống được làm bằng gỗ căm xe, hai mặt phủ da bò hoặc da cừu, các mép của mặt da được đóng đinh trống cố định. Các thông số kỹ thuật khác nhau về kích thước, với đầu trống lớn hơn có đường kính 30 cm và chiều cao khung trống là 8 cm; đầu trống nhỏ hơn có đường kính 22 cm và chiều cao khung trống là 6 cm. Loại trống này có từ thời Bắc Ngụy.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_nhạc_cụ_cổ_truyền_Trung_Quốc http://www.chime.com.cn http://www.e56.com.cn/minzu/Musical/Musical_main.a... http://www.chinakongzi.com/2550/eng/music/yq/index... http://resources.edb.gov.hk/musiceb/ http://www.lcsd.gov.hk/CE/CulturalService/MusicOff... http://www.woim.net/ http://www.chineseinstruments.org https://web.archive.org/web/20050308100857/http://... https://web.archive.org/web/20050831131914/http://... https://web.archive.org/web/20060209035221/http://...